...

Những truyền thuyết về Thất Sơn kỳ bí
Thất Sơn là tên gọi chung của vùng núi phía tây nam, cận biên giới Campuchia, thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn của tỉnh An Giang; dân gian thường gọi nôm na là Bảy Núi. Vùng đồng bằng này có đến gần 40 ngọn núi, nhưng chỉ có bảy ngọn nổi bật: Ngọa Long Sơn (núi Dài), Ngũ Hồ Sơn (núi Dài năm giếng), Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), Thủy Đài Sơn (núi Nước), Anh Vũ Sơn (núi Két), Liên Hoa Sơn (núi Tượng) và Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, cao nhất trong Thất Sơn, 716m).
Năm non, bảy núi
Theo dư địa chí, hàng triệu năm trước Thất Sơn là những hòn đảo nằm giữa vùng biển nông ở hạ nguồn Mê Kông. Qua thời gian, phù sa bồi lấp, tạo nên vùng đồng bằng chung quanh Thất Sơn. Rất nhiều câu chuyện kỳ bí về vùng núi này được dân gian truyền khẩu, từ khi tiền nhân ta khai mở miền đất phương Nam bạt ngàn hoang dã, mà lúc ấy, nơi đây còn đầy dẫy thú dữ với ngút ngàn sơn lam chướng khí.
Ở Thất Sơn, khi cúng kiến, tế lễ, người ta thường hay khấn vái: “Chư vị năm non, bảy núi”. Năm non, bảy núi có ý chỉ những nơi linh thiêng của núi non. Vậy “năm non” ở đâu?
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu thì "năm non" là năm ngọn “vồ”. Vồ là chỗ ghềnh đá hoặc đá tảng có hình dạng lạ lùng được truyền tụng về sự linh thiêng, gồm có: vồ Bồ Hong, vồ Đầu, vồ Bà, vồ Ong Bướm và vồ Thiên Tuế. Còn bảy núi là những ngọn núi chính hợp thành Thất Sơn như đã kể trên.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí mô tả vùng này như sau: “…Hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc, lại có những cây giáng hương, tóc hương, cây cối xanh um, cầm thú béo mập. Phía đông có ruộng đồng bằng phẳng, phía tây có hồ nước. Ngó xuống ao hồ; đứng trước đồng ruộng, giữa đồi núi cao... lại có suối nước ở trên lưng núi cuồn cuộn chảy ra... Đường tắt quanh co, có dấu người qua lại (...). Ngoài ra, còn nghe gà gáy dưới bóng trăng, chó sủa trong hang động, cảnh huống yên hà ngoài thế giới vậy”.
Từ chuyện rắn hổ mây...
Nhà thơ Trần Thế Vinh là người sinh trưởng ở Tri Tôn; anh hướng dẫn chúng tôi đi thăm nhiều nơi và gặp một số nhân vật, kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện kỳ bí của Thất Sơn… Đêm trên vồ Bồ Hong (đỉnh cao nhất của núi Cấm), gió rít vi vu qua những vồ đá, mây bay vùn vụt sát trên đầu. Chúng tôi mặc áo gió, quấn khăn, ngồi uống rượu ở “sân Tiên” và nghe kể chuyện đường rừng.
Tuấn Thanh làm nghề lái xe ôm, nhà ở ấp vồ Đầu, kể: Thầy Tích Thắt Lô - một sãi cả cao đạo, ông được tôn xưng là “thầy của các thầy thuốc rắn” cùng với các ông Năm Đài, Tư Viên, Tư Cao, Ba Lưới, là những người có tiếng tăm và uy tín ở vùng này, cùng một số người đã từng gặp rắn hổ mây mô tả nó như sau: rắn dài độ 20m, mình to cỡ cái khạp năm cân (khoảng vòng tay ôm), trên lưng có hai sọc đen dài, mình mốc vàng xen kẽ đốm trắng như trái mây, cổ ba khoang nâu sậm, bụng vằn màu trắng sữa, da có vảy bóng, đầu ngất ngưởng vươn cao, có mồng đỏ bầm, miệng ngang, cằm dưới chẻ, lưỡi đỏ hồng, rít the thé như tiếng gà rừng gáy!
Khi di chuyển, săn mồi, đầu rắn hổ mây cất lên cao, đuôi chấm đất làm điểm tựa, phóng rào rào trên đọt cây, lướt nhanh như xé gió… Có một điều lạ là con hổ mây chỉ rượt đuổi và hù doạ người, xưa nay chưa nghe nói chúng ăn thịt ai!? Rắn hổ mây rất thích “xơi tái” heo rừng, nai mễnh, bê con… Vị đạo sĩ cao thâm còn lại của vùng Thất Sơn là ông Ba Lưới, hiện ẩn dật ở vồ Chư Thần. Ông đã từng hai lần giao đấu và hạ hai con rắn hổ mây (một con hơn 100kg, một con khoảng 70kg) bằng đòn gánh!
Đến... người rừng hay "xà niêng"
Dân gian vùng Thất Sơn thường kể cho nhau nghe nhiều huyền thoại về “xà niêng”, sống ở nơi rất hẻo lánh, thâm u và luôn né tránh con người. Các truyền thuyết đều cho rằng xà niêng vốn là người đi rừng săn thú, xắn măng hoặc ngậm ngãi tìm trầm rồi lạc trong rừng sâu, ăn tươi, uống sống lâu ngày, trúng độc khí rừng thiêng nên mình mẩy mọc lông lá rậm rạp, cứng lưỡi, ú ớ không nói được tiếng người, dần rồi quên luôn.
Trong tác phẩm “Biên thùy truyện ký”, tác giả Liêm Châu có kể lại chuyện xà niêng ở vùng Thất Sơn như sau: Có một nhóm người yêu nước thành lập một tổ chức chống Pháp có căn cứ trong vùng Thất Sơn hiểm trở. Họ sinh hoạt giống như một triều đình “cõi trên”, có thánh mẫu, tiên nữ, quân sư, thừa tướng, thần y và nguyên súy, tướng quân cùng sĩ tốt.
Một hôm, biến cố xảy ra. Thừa tướng Lưu Gia Bảo phản phúc, làm nội gián, dẫn bọn Tây và lính mã tà bất ngờ tấn công “Thất Sơn động phủ”. Căn cứ vỡ. Thánh mẫu và tiên nữ bị bọn Tây đen bắt nhốt vào hang! Một số ít người chạy thoát vô rừng sâu. Phần lớn bá quan văn võ và quân sĩ, dân chúng bị bắt giải về giam ở khám Chí Hòa. Khi ra tòa, các sĩ tốt lãnh án một năm tù ở, các vị có chức sắc bị đày ra Côn Lôn…
Vốn có ý nghi ngờ Lưu Thừa tướng nên thần y Đỗ Toàn Năng đã cảnh giác và nhanh chân trốn thoát khi vừa xảy ra sự biến. Ông vượt qua biên giới và gặp đoàn khảo sát khoa học người Anh. Nhờ biết tiếng Anh nên vị thần y này được người Anh mời làm người dẫn đường và làm phiên dịch cho họ. Mục đích chuyến đi của họ là tìm những con vật có gốc gác thời tiền sử để nghiên cứu. Họ bắt được cặp xà niêng và đem nhốt xuống tàu đưa về nước.
Sau khi khảo sát, các bác sĩ nghi ngờ hai sinh vật này có thể là con người, do một hoàn cảnh nào đó đã biến thành xà niêng! Họ có những hành vi nửa giống người, nửa giống thú! Sau một thời gian được uống thuốc và chăm sóc tốt với sự hỗ trợ của thần y, dần dần đôi xà niêng phục hồi được trí nhớ và kể lại quá khứ của họ.
Dẫu chuyện xà niêng hay người rừng có thể chỉ là huyền thoại, truyền thuyết thường có để giải thích những hiện tượng bí ẩn hoặc những vấn đề thuộc về tâm linh pha chút hoang đường vốn có của dân gian. Chúng ta vẫn thấy ở những câu chuyện này ẩn chứa tính nhân văn và hướng thiện.
Đạo sĩ Thất Sơn
Đạo sĩ thường là những người tu hành trên núi, có đạo hạnh, nhập thế hành đạo giúp đời, được nhân dân xưng tụng là đạo sĩ. Thực ra, có nhiều vị xưa kia, thời Pháp thuộc, náu mình chốn thâm sơn cùng cốc, tịnh tâm chiêm nghiệm thế sự, tìm kế mưu chống giặc. Các vị ấy thường giỏi võ nghệ, biết nghề thuốc, thỉnh thoảng ra tay trừ bọn cướp, bọn cường hào ác bá, mãng xà, beo cọp…
Nổi tiếng khắp Tây Nam bộ đời Tự Đức có đạo sĩ Đoàn Minh Huyên, tức Phật Thầy Tây An. Ông là người sáng lập ra Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương. Đạo sĩ Đoàn Minh Huyên sinh năm 1807 ở làng Tòng Sơn, tỉnh Sa Ðéc (nay thuộc tỉnh Ðồng Tháp). Thời điểm ông truyền đạo là năm nông dân mất mùa đói kém, nhiều nơi có giặc cướp nổi dậy, bệnh dịch tràn lan, dân tình khổ sở. Ông vừa giảng đạo, vừa chữa bệnh bằng thuốc và nhiều người đã khỏi bệnh. Dân chúng tôn xưng ông là Phật Thầy. Đạo sĩ Đoàn Minh Huyên truyền đạt giáo lý “Tứ ân”: Ân tổ tiên cha mẹ/ Ân đất nước/ Ân tam bảo/ Ân đồng bào, nhân loại.
Do tín đồ theo đạo ngày càng đông, nên triều đình Huế nghi đạo sĩ Đoàn Minh Huyên có âm mưu nổi loạn, đã sai Tổng đốc An Giang bắt giam ông. Sau đó ông được thả ra, nhưng bị quản thúc phải tu tại chùa Tây An ở núi Sam (Châu Ðốc) và viên tịch tại đây năm 1856. Các vị kế nghiệp của ông vừa hành đạo vừa tham gia chống Pháp như Quản cơ Trần Văn Thành (khởi nghĩa Láng Linh- Bảy Thưa), đạo sĩ Năm Thiếp (Ngô Lợi) người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Đạo sĩ Ngô Lợi tổ chức cho đệ tử khẩn hoang vùng Thất Sơn. Ông đã lập ra 14 thôn ở vùng này. Ông bị bọn thực dân Pháp truy bắt gắt gao nhiều lần nhưng đều thoát khỏi, dân gian đồn đại ông có phép tàng hình, ẩn thân. Ông viên tịch năm 1890 tại núi Tượng.
Sau ngài Đoàn Minh Huyên, Ngô Lợi, Thất Sơn còn có những đạo sĩ nổi tiếng như ông Bảy Do, Đơn Hùng Tín, Trương Minh Thành, Mười Hột, Sáu Phu, Đạo Dững... Các vị đạo sĩ gần đây thì có các ông Mười Thiệt, Đức Minh, Thiện Quang, Năm Sanh, Ba Sánh, Mười Thành, Thiện Tài, Thiện Huệ, Đạo sĩ Tư, Năm Đức... Nhưng hiện nay còn sống chỉ có mấy người là ông Ba Lưới (Núi Cấm), Thiện Huệ (núi Cấm), Bảy Dị (Núi Bạch Viên).
Thất Sơn ngày nay đã bớt hoang vu và trở thành một quần thể du lịch sinh thái với nhiều lễ hội hấp dẫn, đặc sắc. Đến Thất Sơn, muốn biết những chuyện kỳ bí của Bảy Núi, bạn hãy tìm đến các vị đạo sĩ hay chí ít cũng là con cháu của họ, để nghe những truyền thuyết và huyền thoại đã trở thành cổ tích của Thất Sơn.
(Theo TBKTSG Online)
Thất Sơn là tên gọi chung của vùng núi phía tây nam, cận biên giới Campuchia, thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn của tỉnh An Giang; dân gian thường gọi nôm na là Bảy Núi. Vùng đồng bằng này có đến gần 40 ngọn núi, nhưng chỉ có bảy ngọn nổi bật: Ngọa Long Sơn (núi Dài), Ngũ Hồ Sơn (núi Dài năm giếng), Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), Thủy Đài Sơn (núi Nước), Anh Vũ Sơn (núi Két), Liên Hoa Sơn (núi Tượng) và Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, cao nhất trong Thất Sơn, 716m).
Năm non, bảy núi
Theo dư địa chí, hàng triệu năm trước Thất Sơn là những hòn đảo nằm giữa vùng biển nông ở hạ nguồn Mê Kông. Qua thời gian, phù sa bồi lấp, tạo nên vùng đồng bằng chung quanh Thất Sơn. Rất nhiều câu chuyện kỳ bí về vùng núi này được dân gian truyền khẩu, từ khi tiền nhân ta khai mở miền đất phương Nam bạt ngàn hoang dã, mà lúc ấy, nơi đây còn đầy dẫy thú dữ với ngút ngàn sơn lam chướng khí.
Ở Thất Sơn, khi cúng kiến, tế lễ, người ta thường hay khấn vái: “Chư vị năm non, bảy núi”. Năm non, bảy núi có ý chỉ những nơi linh thiêng của núi non. Vậy “năm non” ở đâu?
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu thì "năm non" là năm ngọn “vồ”. Vồ là chỗ ghềnh đá hoặc đá tảng có hình dạng lạ lùng được truyền tụng về sự linh thiêng, gồm có: vồ Bồ Hong, vồ Đầu, vồ Bà, vồ Ong Bướm và vồ Thiên Tuế. Còn bảy núi là những ngọn núi chính hợp thành Thất Sơn như đã kể trên.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí mô tả vùng này như sau: “…Hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc, lại có những cây giáng hương, tóc hương, cây cối xanh um, cầm thú béo mập. Phía đông có ruộng đồng bằng phẳng, phía tây có hồ nước. Ngó xuống ao hồ; đứng trước đồng ruộng, giữa đồi núi cao... lại có suối nước ở trên lưng núi cuồn cuộn chảy ra... Đường tắt quanh co, có dấu người qua lại (...). Ngoài ra, còn nghe gà gáy dưới bóng trăng, chó sủa trong hang động, cảnh huống yên hà ngoài thế giới vậy”.
Từ chuyện rắn hổ mây...
Nhà thơ Trần Thế Vinh là người sinh trưởng ở Tri Tôn; anh hướng dẫn chúng tôi đi thăm nhiều nơi và gặp một số nhân vật, kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện kỳ bí của Thất Sơn… Đêm trên vồ Bồ Hong (đỉnh cao nhất của núi Cấm), gió rít vi vu qua những vồ đá, mây bay vùn vụt sát trên đầu. Chúng tôi mặc áo gió, quấn khăn, ngồi uống rượu ở “sân Tiên” và nghe kể chuyện đường rừng.
Tuấn Thanh làm nghề lái xe ôm, nhà ở ấp vồ Đầu, kể: Thầy Tích Thắt Lô - một sãi cả cao đạo, ông được tôn xưng là “thầy của các thầy thuốc rắn” cùng với các ông Năm Đài, Tư Viên, Tư Cao, Ba Lưới, là những người có tiếng tăm và uy tín ở vùng này, cùng một số người đã từng gặp rắn hổ mây mô tả nó như sau: rắn dài độ 20m, mình to cỡ cái khạp năm cân (khoảng vòng tay ôm), trên lưng có hai sọc đen dài, mình mốc vàng xen kẽ đốm trắng như trái mây, cổ ba khoang nâu sậm, bụng vằn màu trắng sữa, da có vảy bóng, đầu ngất ngưởng vươn cao, có mồng đỏ bầm, miệng ngang, cằm dưới chẻ, lưỡi đỏ hồng, rít the thé như tiếng gà rừng gáy!
Khi di chuyển, săn mồi, đầu rắn hổ mây cất lên cao, đuôi chấm đất làm điểm tựa, phóng rào rào trên đọt cây, lướt nhanh như xé gió… Có một điều lạ là con hổ mây chỉ rượt đuổi và hù doạ người, xưa nay chưa nghe nói chúng ăn thịt ai!? Rắn hổ mây rất thích “xơi tái” heo rừng, nai mễnh, bê con… Vị đạo sĩ cao thâm còn lại của vùng Thất Sơn là ông Ba Lưới, hiện ẩn dật ở vồ Chư Thần. Ông đã từng hai lần giao đấu và hạ hai con rắn hổ mây (một con hơn 100kg, một con khoảng 70kg) bằng đòn gánh!
Đến... người rừng hay "xà niêng"
Dân gian vùng Thất Sơn thường kể cho nhau nghe nhiều huyền thoại về “xà niêng”, sống ở nơi rất hẻo lánh, thâm u và luôn né tránh con người. Các truyền thuyết đều cho rằng xà niêng vốn là người đi rừng săn thú, xắn măng hoặc ngậm ngãi tìm trầm rồi lạc trong rừng sâu, ăn tươi, uống sống lâu ngày, trúng độc khí rừng thiêng nên mình mẩy mọc lông lá rậm rạp, cứng lưỡi, ú ớ không nói được tiếng người, dần rồi quên luôn.
Trong tác phẩm “Biên thùy truyện ký”, tác giả Liêm Châu có kể lại chuyện xà niêng ở vùng Thất Sơn như sau: Có một nhóm người yêu nước thành lập một tổ chức chống Pháp có căn cứ trong vùng Thất Sơn hiểm trở. Họ sinh hoạt giống như một triều đình “cõi trên”, có thánh mẫu, tiên nữ, quân sư, thừa tướng, thần y và nguyên súy, tướng quân cùng sĩ tốt.
Một hôm, biến cố xảy ra. Thừa tướng Lưu Gia Bảo phản phúc, làm nội gián, dẫn bọn Tây và lính mã tà bất ngờ tấn công “Thất Sơn động phủ”. Căn cứ vỡ. Thánh mẫu và tiên nữ bị bọn Tây đen bắt nhốt vào hang! Một số ít người chạy thoát vô rừng sâu. Phần lớn bá quan văn võ và quân sĩ, dân chúng bị bắt giải về giam ở khám Chí Hòa. Khi ra tòa, các sĩ tốt lãnh án một năm tù ở, các vị có chức sắc bị đày ra Côn Lôn…
Vốn có ý nghi ngờ Lưu Thừa tướng nên thần y Đỗ Toàn Năng đã cảnh giác và nhanh chân trốn thoát khi vừa xảy ra sự biến. Ông vượt qua biên giới và gặp đoàn khảo sát khoa học người Anh. Nhờ biết tiếng Anh nên vị thần y này được người Anh mời làm người dẫn đường và làm phiên dịch cho họ. Mục đích chuyến đi của họ là tìm những con vật có gốc gác thời tiền sử để nghiên cứu. Họ bắt được cặp xà niêng và đem nhốt xuống tàu đưa về nước.
Sau khi khảo sát, các bác sĩ nghi ngờ hai sinh vật này có thể là con người, do một hoàn cảnh nào đó đã biến thành xà niêng! Họ có những hành vi nửa giống người, nửa giống thú! Sau một thời gian được uống thuốc và chăm sóc tốt với sự hỗ trợ của thần y, dần dần đôi xà niêng phục hồi được trí nhớ và kể lại quá khứ của họ.
Dẫu chuyện xà niêng hay người rừng có thể chỉ là huyền thoại, truyền thuyết thường có để giải thích những hiện tượng bí ẩn hoặc những vấn đề thuộc về tâm linh pha chút hoang đường vốn có của dân gian. Chúng ta vẫn thấy ở những câu chuyện này ẩn chứa tính nhân văn và hướng thiện.
Đạo sĩ Thất Sơn
Đạo sĩ thường là những người tu hành trên núi, có đạo hạnh, nhập thế hành đạo giúp đời, được nhân dân xưng tụng là đạo sĩ. Thực ra, có nhiều vị xưa kia, thời Pháp thuộc, náu mình chốn thâm sơn cùng cốc, tịnh tâm chiêm nghiệm thế sự, tìm kế mưu chống giặc. Các vị ấy thường giỏi võ nghệ, biết nghề thuốc, thỉnh thoảng ra tay trừ bọn cướp, bọn cường hào ác bá, mãng xà, beo cọp…
Nổi tiếng khắp Tây Nam bộ đời Tự Đức có đạo sĩ Đoàn Minh Huyên, tức Phật Thầy Tây An. Ông là người sáng lập ra Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương. Đạo sĩ Đoàn Minh Huyên sinh năm 1807 ở làng Tòng Sơn, tỉnh Sa Ðéc (nay thuộc tỉnh Ðồng Tháp). Thời điểm ông truyền đạo là năm nông dân mất mùa đói kém, nhiều nơi có giặc cướp nổi dậy, bệnh dịch tràn lan, dân tình khổ sở. Ông vừa giảng đạo, vừa chữa bệnh bằng thuốc và nhiều người đã khỏi bệnh. Dân chúng tôn xưng ông là Phật Thầy. Đạo sĩ Đoàn Minh Huyên truyền đạt giáo lý “Tứ ân”: Ân tổ tiên cha mẹ/ Ân đất nước/ Ân tam bảo/ Ân đồng bào, nhân loại.
Do tín đồ theo đạo ngày càng đông, nên triều đình Huế nghi đạo sĩ Đoàn Minh Huyên có âm mưu nổi loạn, đã sai Tổng đốc An Giang bắt giam ông. Sau đó ông được thả ra, nhưng bị quản thúc phải tu tại chùa Tây An ở núi Sam (Châu Ðốc) và viên tịch tại đây năm 1856. Các vị kế nghiệp của ông vừa hành đạo vừa tham gia chống Pháp như Quản cơ Trần Văn Thành (khởi nghĩa Láng Linh- Bảy Thưa), đạo sĩ Năm Thiếp (Ngô Lợi) người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Đạo sĩ Ngô Lợi tổ chức cho đệ tử khẩn hoang vùng Thất Sơn. Ông đã lập ra 14 thôn ở vùng này. Ông bị bọn thực dân Pháp truy bắt gắt gao nhiều lần nhưng đều thoát khỏi, dân gian đồn đại ông có phép tàng hình, ẩn thân. Ông viên tịch năm 1890 tại núi Tượng.
Sau ngài Đoàn Minh Huyên, Ngô Lợi, Thất Sơn còn có những đạo sĩ nổi tiếng như ông Bảy Do, Đơn Hùng Tín, Trương Minh Thành, Mười Hột, Sáu Phu, Đạo Dững... Các vị đạo sĩ gần đây thì có các ông Mười Thiệt, Đức Minh, Thiện Quang, Năm Sanh, Ba Sánh, Mười Thành, Thiện Tài, Thiện Huệ, Đạo sĩ Tư, Năm Đức... Nhưng hiện nay còn sống chỉ có mấy người là ông Ba Lưới (Núi Cấm), Thiện Huệ (núi Cấm), Bảy Dị (Núi Bạch Viên).
Thất Sơn ngày nay đã bớt hoang vu và trở thành một quần thể du lịch sinh thái với nhiều lễ hội hấp dẫn, đặc sắc. Đến Thất Sơn, muốn biết những chuyện kỳ bí của Bảy Núi, bạn hãy tìm đến các vị đạo sĩ hay chí ít cũng là con cháu của họ, để nghe những truyền thuyết và huyền thoại đã trở thành cổ tích của Thất Sơn.
(Theo TBKTSG Online)

THỬ TÌM HIỂU NGUỒN
GỐC DANH XƯNG BẢY NÚI
Biên khảo VĨNH THÔNG
Ngày nay, khái niệm Thất Sơn - Bảy Núi ở tỉnh An Giang được nhiều người biết đến, thậm chí người dân địa phương cũng truyền tai nhau rằng: “Tỉnh An Giang ta có bảy núi”. Nhưng thực tế thì không phải vậy, số núi ở An Giang cao hơn con số bảy rất nhiều lần, cụ thể: đến nay đã có 37 ngọn núi đã có tên. Vậy sao người dân chỉ cho rằng có bảy núi? Đâu là nguồn gốc của khái niệm Thất Sơn - Bảy Núi này?
Trước tiên, chúng ta thường được nghe kể bảy núi gồm có Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn) và Núi Nước (Thủy Đài Sơn). Nhưng thực sự bảy ngọn núi trên chỉ là “một phần” trong khái niệm Bảy Núi. Để giải thích về điều này, chúng ta thử tìm hiểu qua những nguồn chính sử và truyền thuyết.
· KHÁI NIỆM “BẢY NÚI” RA ĐỜI TỪ KHI NÀO ?
Như đã nói ở trên, khái niệm này chỉ là bảy trong số 37 nọn núi ở An Giang, chưa nói đến Bảy Núi là những núi nào, nhưng trước tiên chúng ta thử tìm hiểu xuất xứ của nó.
Xa xưa nhất, có lẽ là “Gia Định Thành Thông Chí” (GĐTTC) của Trịnh Hoài Đức viết vào đời Minh Mạng, khi đó đơn vị “trấn” chưa đổi thành “tỉnh”, An Giang bấy giờ còn gọi là trấn Vĩnh Thanh. Trịnh Hoài Đức kể tên ở trấn Vĩnh Thanh có 18 ngọn núi gồm núi Ba Thê, Thoại Sơn, Tà Chiếu, Trà Nghinh, Tượng, Ca Âm, Nam Sư, Khê Lạp, Chút, Tà Biệt, Ba Xùi, Ất Sum, Chơn Sum, Nam Vi, Đoài Tốn, Sâm Đăng, Đại Bà Đề, Tiểu Bà Đề. Thống kê được 18 núi so với tổng số 37 núi của ngày nay là một thành tựu đáng nể và có vai trò khá quan trọng trong nghiên cứu bấy giờ. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy khái niệm Thất Sơn trong tài liệu này.
Ngót trăm năm sau, trong “Đại Nam Nhất Thống Chí” (ĐNNTC) đời Tự Đức, kể ra được thêm một số núi mới, tất cả 23 núi (cũng nên hiểu thêm rằng “núi mới” là do trước kia chưa thống kê hết, chứ không phải núi mới hình thành). Trong ĐNNTC, tên gọi một số núi được “dân gian hóa” hơn và khái niệm Thất Sơn cũng bắt đầu xuất hiện từ đây. ĐNNTC kể gồm: Ba Thê, Thoại Sơn, Tà Chiếu, Trà Nghinh, Tượng, Tô, Tốt, Ốc Nhâm, Nam Vi, Châm Biệt, Nhân Hòa, Đoài Tốn, Thị Vi, Ba Xùi, Ca Tích, Nam Sư, Khê Lạp, Ngất Sâu, Chân Sâm, Thâm Đăng, Đại Bà Đề, Tiểu Bà Đề.
Giữa hai bản ta có thể đối chiếu đôi nét:
- ĐNNTC gọi là núi Tốt (hoặc núi Tụy) chính là núi Chút của GĐTTC, nhà văn Nguyễn Văn Hầu gọi là núi Thốt. Ở đây do không đồng nhất giữa những người phiên dịch nên có sự mâu thuẫn. Theo chữ nôm thì phải gọi là Tốt đúng hơn, dân gian thường gọi là núi Chóc.
- Núi Ngất Sâu, Chân Sâm trong ĐNNTC do người dịch sai, chính là Ất Sum và Chơn Sum trong GĐTTC, Thâm Đăng chính là Sâm Đăng. Núi Châm Biệt là do người soạn viết sai, khiến người dịch vì không am hiểu ừng địa phương nên cũng bám theo bản chữ Hán, đúng ta phải là Tà Biệt.
- Ốc Nhâm, không thấy có trong GĐTTC, trong quyển “Lịch sử đất An Giang” nhà văn Sơn Nam cho rằng từ này bắt nguồn từ “Ok-dum” của người Khmer, nghĩa là diều ó kêu vang, ông cho rằng núi này là núi Dài.
- Các núi Nhân Hòa (tục danh Láng Cháy), Thị Vi, Ca Tích không thấy tên trong GĐTTC, cũng không có núi nào trong GĐTTC có chi tiết chép giống những núi này.
Ngày nay một số tên gọi hầu như không còn nữa, phần đã bị “dân gian hóa”, phần bị mất hoàn toàn, như: Tà Chiếu, Trà Nghinh, Ca Âm, Khê Lạp, Ba Xùi, Ất Sum, Chơn Sum, Đoài Tốn, Sâm Đăng, Đại Bà Đề, Tiểu Bà Đề, Nhân Hòa, Thị Vi, Ca Tích…
Trong quyển “Thất Sơn mầu nhiệm” nhà văn Nguyễn Văn Hầu cho rằng: “Người xưa có đặt cho mỗi chỏm cao một cái tên riêng như: núi Tà Chiếu, núi Trà Nghịch, núi Tượng, núi Thốt, núi Ca Âm, núi Sư, núi Khê Lập, núi Ba Xoáy, núi Ngất Sung, núi Nam Vi, núi Đoài Tốn, núi Chơn Sum. Đó có lẽ là hồi mới khai mở tỉnh An Giang, quan Tổng Đốc viết sách địa dư dâng lên triều đình đã do theo thổ âm hoặc hình thể hay phương hướng mà đặt tên cho các ngọn núi trên đây. Mặt khác, dân chúng ở vùng sơn cước này, vì không biết được sách địa dư nói trên, hoặc vì trọng phong tục hơn sử sách nên gọi là núi Trà Sư, núi Két, núi Dài, núi Tượng, núi Bà Đội Om, núi Ông Tô; còn mấy hòn núi cao nằm khoảng giữa (Ba Xoái, Ngất Sung, Nam Vi, Đoài Tốn) thì họ kêu chung là vùng núi Cấm”.
Trong số 23 núi được kể trong ĐNNTC, có 7 ngọn núi được đề dòng chữ “núi này là một trong số bảy núi” gồm: núi Tượng, Tô, Cấm, Ốc Nhâm (núi Dài), Nam Vi, Tà Biệt, Nhân Hòa. Nhưng ĐNNTC chỉ ghi “là một trong số bảy núi” nhưng không nói là bảy núi gì, bảy núi cao nhất, bảy núi đẹp nhất, hay bảy núi thế nào mà được xếp đặt riêng?
Nhưng nếu đọc kỹ những gì trong ĐNNTC ghi chép thì bảy ngọn núi được sách ghi là bảy ngọn núi cao. Ta thấy: núi Tượng cao hơn 8 trượng, núi Cấm được ghi chép là thất núi cao ngất, Nam Vi cao hơn 30 trượng, Tà Biệt cao 20 trượng… như vậy có thể phỏng đoán Bảy Núi mà ĐNNTC đề cập là những ngọn núi cao trong tỉnh An Giang.
Tuy nghiên cũng có một nghịch lý: tại sao núi Tượng chỉ có 8 trượng lại được liệt vào bảy núi, trong khi các núi Đoài Tốn (50 trượng), Ba Xùi (40 trượng), Ât Sum (40 trượng) lại không được kể vào, trong khi đó các núi Tà Chiếu, Trà Nghinh, Sâm Đăng, Ca Tích, Tà Biệt cũng vẫn con hơn núi Tượng.
Vậy chưa có thể khẳng định Bảy Núi trong ĐNTTC là những ngọn núi cao. Nhà văn Sơn Nam ghi là bảy “linh huyệt”, có phải vậy chăng?
· “BẢY NÚI” TRONG TÂM THỨC CỘNG ĐỒNG
Nói đến những cái tên lạ trong GĐTTC và ĐNNTC chắc hẳn người dân ít ai biết chính xác, nhưng nếu bảo họ kể tên bảy núi thì chắc chắc họ sẽ kể được, nhưng những núi mà họ kể lại không giống như ĐNNTC, vậy “Bảy Núi dân gian” bắt nguồn từ đâu?
Như đã nói, bảy ngọn núi mà người viết vừa kể ra ở phần đầu (bao gồm núi Két, núi Dài Năm Giếng, núi Tô, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, núi Nước) chỉ là “một phần” trong khái niệm Bảy Núi. Vậy “một phần” ấy là thế nào?
Có lẽ, khái niệm “Bảy Núi dân gian” (tạm gọi như vậy) ra đời sớm nhất là năm 1849, và không xuất phát từ một văn liệu lịch sử nào mà bắt nguồn từ truyền khẩu của một tôn giáo, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Đức Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên).
Tính đến khi đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ra đời, chắc hẳn dân chúng không hề biết Bảy Núi trong ĐNNTC, bởi vì ĐNNTC soạn trong khoảng 1865 - 1875 và hoàn thành năm 1882, trong khi đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã ra đời từ 1849. Sau khi lập đạo, vị tu sĩ họ Đoàn thuyết giảng về Tận thế và Hội Long Hoa, vùng Thất Sơn sẽ là nơi lập Hội Long Hoa, từ đó ông cho biết bảy ngọn núi được xem là linh thiêng bao gồm: Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn, còn gọi núi Dài nhỏ), Núi Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn, còn gọi núi Dài Văn Liên), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn).
Sách “Lịch sử cuộc đấu tranh chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ của quân và dân An Giang” tập 1 do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang biên soạn năm 1986, phần giới thiệu chung về An Giang có nhắc đến bảy ngọn núi vừa kể trên, nhưng tên chữ có phần khác biệt đôi chút. Cụ thể: Núi Két là Ô Thước Sơn, núi Cấm là Bạch Hổ Sơn, núi Tượng là Kỳ Lân Sơn và núi nước là Bích Thủy Sơn.
Tuy vậy, Bảy Núi không hề là mê tín. Thực ra, thuyết Tận thế và Hội Long Hoa của Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ là tiền đề để trở thành động lực thực tế chấn hưng Phật giáo, đồng thời là sự sáng tạo của thầy Đoàn Minh Huyên. Ông rao giảng mở Hội Long Hoa tại bảy ngọn núi mà mình chỉ định chỉ là muốn gom dân về vùng xa xôi hẻo lánh khai phá đất để canh tác và sinh sống - một kiểu “doanh điền” của thời địa mới, hết sức kinh tế và khoa học. Theo nhà văn Sơn Nam thì Tận thế tức là“lật đổ vua quan nhà Nguyễn, sau này là lật đổ Thực dân Pháp, “bất chiến tự nhiên thành”. Với niềm lạc quan để chờ đợi, người dân hăng hái lo việc ruộng nương, đoàn kết để xây dựng xóm làng”
Ngày nay, mong ước của thầy Đoàn Minh Huyên đã trở thành sự thật, Bảy Núi không còn là vùng hoang vu nữa, rừng hoang, đất cằn đã trở thành ruộng lúa, nhà cửa mọc lên san sát, bóng quân thù không còn, Bảy Núi qua lời tiên tri ngày nào nay đã thực sự sung túc, ấm no. Tuy vậy, khái niệm Bảy Núi thời xa xưa vẫn đi vào tâm thức cộng đồng như là sự trân trọng và kế truyền dấu ích của tiền nhân.
Qua những gì đã phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng: có đến hai “Bảy Núi”, nghĩa là hai khái niệm cùng song song tồn tại: Bảy Núi theo chính sử và Bảy Núi theo dân gian. Tuy tỉnh An Giang đã xác định, ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên 37 ngọn núi đã có tên, nhưng con số bảy vẫn không hề thay đổi, Bảy Núi từ lâu đã trở thành niềm tự hào cho dân An Giang:
“Trước ba sông thêm rạng chí tang bồng
Sau bảy núi chẳng nao lòng anh kiệt”
· BẢY NÚI NGÀY NAY
Ngày nay, ở vùng Bảy Núi vẫn có nhiều điểm tích cực lẫn tiêu cực, ở bài viết này cốt chỉ trình bày về danh xưng Bảy Núi, nên những điểm tích cực và tiêu cực chỉ xin phép nêu ngắn gọn.
Ở An Giang, chính quyền và nhân dân đã cùng góp sức làm cho Bảy Núi thực sự “trở mình”, những ngôi nhà kiên cố mọc lên nhanh chóng, nhà tre lá tạm bợ, nhà hẩm hiu bên sườn núi hầu như không còn. Những còn đường đất sìn lầy lòng vòng quanh vùng sơn cước ngày nào được nhựa hóa thẳng tắp, đường bộ lên núi cũng được trải nhựa hoặc làm các nấc thang bằng ximăng, núi Cấm núi Tô trở thành khu du lịch… Vùng đồi núi thâm u thuở xa xưa nay đã có điện, sóng phát thanh truyền hình đến được với bà con, con cái người Kinh, người Khmer được học hành đến nơi đến chốn.
Tuy nhiên, một số ngọn núi có tiềm năng vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Núi Trà Sư, núi Dài có nhiều chùa chiền có thể kết hợp du lịch với văn hóa tâm linh, núi Dài Năm Giếng có nhiều thắng cảnh, núi Tượng là nơi có những dấu tích của cuộc thảm sát Ba Chúc trong chiến tranh biên giới Tây Nam… vẫn chưa phát triển về du lịch, núi Két gần đây được mở thành khu du lịch nhưng do tư nhân đầu tư nên cũng chưa khai thác hết tiềm năng. Núi Cấm là khu du lịch nổi tiếng, nhưng chỉ chủ yếu ở khu vực chùa Phật Lớn - chùa Vạn Linh - tượng Phật Di Lặc, một số nơi có phong cảnh và khí hậu thích hợp như vồ Thiên Tuế, vồ Bồ Hông, vồ Bạch Tượng ít có người du lịch vì đường xá trắc trở, các di tích, chùa chiền, hang đá ở núi Cấm vẫn chưa được “đánh thức”.
Đáng buồn nhất, nạn khai thác đá và phá rừng vẫn chưa được khắc phục, có dịp vào Tri Tôn nhìn đồi Tà Pạ xác xơ, một vạt núi bị khoét sâu mà thấy mủi lòng. Một vài ngọn núi dọc theo quốc lộ 91 ở Tịnh Biên cũng thảm thương không kém. Núi bị khai thác đá, rừng mất trắng nên càng ngày càng lở dần, đất cứ theo những cơn mưa trôi xuống xóm làng, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và canh tác. Ở núi Cấm (Tịnh Biên) đường bộ lên núi có một ngã ba, rẽ trái sang chùa Cao Đài và điện Rau Tần, rẽ phải sang chùa Phật Lớn, cách đây hai năm khu vực này chỉ có duy nhất ngã ba thôi, xung quanh đều là cây rừng rậm rạp, nhưng bây giờ tất cả trở thành một bãi đất trồng hoác, không biết đâu là đường đi, đâu là rừng bị san bằng.
Thiết nghĩa, ngày xưa biết bao người đã đến khai phá vùng hoang vu “Hoa tươi trước mặt thơm tho nực / Thú dữ bên mình nhả nhớn chơi” cốt để cho con cháu sau này được “an cư lạc nghiệp” vậy mà giờ đây từng thớ đất, từng lùm cây tổ tiên ta giành giật với thiên nhiên khắc nghiệt lại bị con cháu họ đào xới lên, thẳng tay không chút thương tiếc.
Bảy Núi muôn đời vẫn là Bảy Núi, vẫn sống mãi trong lòng dân tộc và trở nên quen thuộc với bao người, nhưng liệu Bảy Núi ngày nay có còn là vùng đất “thiêng” nữa không? Mặc dù biết rằng đó chỉ là văn hóa tâm linh tín ngưỡng của dân gian, nhưng nghĩ vẫn thấy buồn !
V.T (An Giang)
______________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam Nhất Thống Chí (phần lục tỉnh Nam Việt), Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Bộ giáo dục Sài Gòn 1959.
- Trịnh Hoài Đức: Gia Đinh Thành Thông chí, Lý Việt Dũng dịch, NXB Đồng Nai 2004.
- Nguyễn Văn Hầu: Thất Sơn mầu nhiệm, NXB Liên Chính, Sài Gòn 1955.
- Nguyễn Văn Hầu: Nửa tháng trong miền Thất Sơn, NXB Trẻ 2006.
- Sơn Nam: Tìm hiểu đất Hậu Giang và Lịch sử đất An Giang, NXB Trẻ 2009.
- Sơn Nam: Đi và ghi nhớ, NXB Văn hóa Sài Gòn 2008.
- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh An Giang: Lịch sử cuộc đấu tranh chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ của quân và dân An Giang, dự thảo tập 1, xuất bản 1986.
GỐC DANH XƯNG BẢY NÚI
Biên khảo VĨNH THÔNG
Ngày nay, khái niệm Thất Sơn - Bảy Núi ở tỉnh An Giang được nhiều người biết đến, thậm chí người dân địa phương cũng truyền tai nhau rằng: “Tỉnh An Giang ta có bảy núi”. Nhưng thực tế thì không phải vậy, số núi ở An Giang cao hơn con số bảy rất nhiều lần, cụ thể: đến nay đã có 37 ngọn núi đã có tên. Vậy sao người dân chỉ cho rằng có bảy núi? Đâu là nguồn gốc của khái niệm Thất Sơn - Bảy Núi này?
Trước tiên, chúng ta thường được nghe kể bảy núi gồm có Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn) và Núi Nước (Thủy Đài Sơn). Nhưng thực sự bảy ngọn núi trên chỉ là “một phần” trong khái niệm Bảy Núi. Để giải thích về điều này, chúng ta thử tìm hiểu qua những nguồn chính sử và truyền thuyết.
· KHÁI NIỆM “BẢY NÚI” RA ĐỜI TỪ KHI NÀO ?
Như đã nói ở trên, khái niệm này chỉ là bảy trong số 37 nọn núi ở An Giang, chưa nói đến Bảy Núi là những núi nào, nhưng trước tiên chúng ta thử tìm hiểu xuất xứ của nó.
Xa xưa nhất, có lẽ là “Gia Định Thành Thông Chí” (GĐTTC) của Trịnh Hoài Đức viết vào đời Minh Mạng, khi đó đơn vị “trấn” chưa đổi thành “tỉnh”, An Giang bấy giờ còn gọi là trấn Vĩnh Thanh. Trịnh Hoài Đức kể tên ở trấn Vĩnh Thanh có 18 ngọn núi gồm núi Ba Thê, Thoại Sơn, Tà Chiếu, Trà Nghinh, Tượng, Ca Âm, Nam Sư, Khê Lạp, Chút, Tà Biệt, Ba Xùi, Ất Sum, Chơn Sum, Nam Vi, Đoài Tốn, Sâm Đăng, Đại Bà Đề, Tiểu Bà Đề. Thống kê được 18 núi so với tổng số 37 núi của ngày nay là một thành tựu đáng nể và có vai trò khá quan trọng trong nghiên cứu bấy giờ. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy khái niệm Thất Sơn trong tài liệu này.
Ngót trăm năm sau, trong “Đại Nam Nhất Thống Chí” (ĐNNTC) đời Tự Đức, kể ra được thêm một số núi mới, tất cả 23 núi (cũng nên hiểu thêm rằng “núi mới” là do trước kia chưa thống kê hết, chứ không phải núi mới hình thành). Trong ĐNNTC, tên gọi một số núi được “dân gian hóa” hơn và khái niệm Thất Sơn cũng bắt đầu xuất hiện từ đây. ĐNNTC kể gồm: Ba Thê, Thoại Sơn, Tà Chiếu, Trà Nghinh, Tượng, Tô, Tốt, Ốc Nhâm, Nam Vi, Châm Biệt, Nhân Hòa, Đoài Tốn, Thị Vi, Ba Xùi, Ca Tích, Nam Sư, Khê Lạp, Ngất Sâu, Chân Sâm, Thâm Đăng, Đại Bà Đề, Tiểu Bà Đề.
Giữa hai bản ta có thể đối chiếu đôi nét:
- ĐNNTC gọi là núi Tốt (hoặc núi Tụy) chính là núi Chút của GĐTTC, nhà văn Nguyễn Văn Hầu gọi là núi Thốt. Ở đây do không đồng nhất giữa những người phiên dịch nên có sự mâu thuẫn. Theo chữ nôm thì phải gọi là Tốt đúng hơn, dân gian thường gọi là núi Chóc.
- Núi Ngất Sâu, Chân Sâm trong ĐNNTC do người dịch sai, chính là Ất Sum và Chơn Sum trong GĐTTC, Thâm Đăng chính là Sâm Đăng. Núi Châm Biệt là do người soạn viết sai, khiến người dịch vì không am hiểu ừng địa phương nên cũng bám theo bản chữ Hán, đúng ta phải là Tà Biệt.
- Ốc Nhâm, không thấy có trong GĐTTC, trong quyển “Lịch sử đất An Giang” nhà văn Sơn Nam cho rằng từ này bắt nguồn từ “Ok-dum” của người Khmer, nghĩa là diều ó kêu vang, ông cho rằng núi này là núi Dài.
- Các núi Nhân Hòa (tục danh Láng Cháy), Thị Vi, Ca Tích không thấy tên trong GĐTTC, cũng không có núi nào trong GĐTTC có chi tiết chép giống những núi này.
Ngày nay một số tên gọi hầu như không còn nữa, phần đã bị “dân gian hóa”, phần bị mất hoàn toàn, như: Tà Chiếu, Trà Nghinh, Ca Âm, Khê Lạp, Ba Xùi, Ất Sum, Chơn Sum, Đoài Tốn, Sâm Đăng, Đại Bà Đề, Tiểu Bà Đề, Nhân Hòa, Thị Vi, Ca Tích…
Trong quyển “Thất Sơn mầu nhiệm” nhà văn Nguyễn Văn Hầu cho rằng: “Người xưa có đặt cho mỗi chỏm cao một cái tên riêng như: núi Tà Chiếu, núi Trà Nghịch, núi Tượng, núi Thốt, núi Ca Âm, núi Sư, núi Khê Lập, núi Ba Xoáy, núi Ngất Sung, núi Nam Vi, núi Đoài Tốn, núi Chơn Sum. Đó có lẽ là hồi mới khai mở tỉnh An Giang, quan Tổng Đốc viết sách địa dư dâng lên triều đình đã do theo thổ âm hoặc hình thể hay phương hướng mà đặt tên cho các ngọn núi trên đây. Mặt khác, dân chúng ở vùng sơn cước này, vì không biết được sách địa dư nói trên, hoặc vì trọng phong tục hơn sử sách nên gọi là núi Trà Sư, núi Két, núi Dài, núi Tượng, núi Bà Đội Om, núi Ông Tô; còn mấy hòn núi cao nằm khoảng giữa (Ba Xoái, Ngất Sung, Nam Vi, Đoài Tốn) thì họ kêu chung là vùng núi Cấm”.
Trong số 23 núi được kể trong ĐNNTC, có 7 ngọn núi được đề dòng chữ “núi này là một trong số bảy núi” gồm: núi Tượng, Tô, Cấm, Ốc Nhâm (núi Dài), Nam Vi, Tà Biệt, Nhân Hòa. Nhưng ĐNNTC chỉ ghi “là một trong số bảy núi” nhưng không nói là bảy núi gì, bảy núi cao nhất, bảy núi đẹp nhất, hay bảy núi thế nào mà được xếp đặt riêng?
Nhưng nếu đọc kỹ những gì trong ĐNNTC ghi chép thì bảy ngọn núi được sách ghi là bảy ngọn núi cao. Ta thấy: núi Tượng cao hơn 8 trượng, núi Cấm được ghi chép là thất núi cao ngất, Nam Vi cao hơn 30 trượng, Tà Biệt cao 20 trượng… như vậy có thể phỏng đoán Bảy Núi mà ĐNNTC đề cập là những ngọn núi cao trong tỉnh An Giang.
Tuy nghiên cũng có một nghịch lý: tại sao núi Tượng chỉ có 8 trượng lại được liệt vào bảy núi, trong khi các núi Đoài Tốn (50 trượng), Ba Xùi (40 trượng), Ât Sum (40 trượng) lại không được kể vào, trong khi đó các núi Tà Chiếu, Trà Nghinh, Sâm Đăng, Ca Tích, Tà Biệt cũng vẫn con hơn núi Tượng.
Vậy chưa có thể khẳng định Bảy Núi trong ĐNTTC là những ngọn núi cao. Nhà văn Sơn Nam ghi là bảy “linh huyệt”, có phải vậy chăng?
· “BẢY NÚI” TRONG TÂM THỨC CỘNG ĐỒNG
Nói đến những cái tên lạ trong GĐTTC và ĐNNTC chắc hẳn người dân ít ai biết chính xác, nhưng nếu bảo họ kể tên bảy núi thì chắc chắc họ sẽ kể được, nhưng những núi mà họ kể lại không giống như ĐNNTC, vậy “Bảy Núi dân gian” bắt nguồn từ đâu?
Như đã nói, bảy ngọn núi mà người viết vừa kể ra ở phần đầu (bao gồm núi Két, núi Dài Năm Giếng, núi Tô, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, núi Nước) chỉ là “một phần” trong khái niệm Bảy Núi. Vậy “một phần” ấy là thế nào?
Có lẽ, khái niệm “Bảy Núi dân gian” (tạm gọi như vậy) ra đời sớm nhất là năm 1849, và không xuất phát từ một văn liệu lịch sử nào mà bắt nguồn từ truyền khẩu của một tôn giáo, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Đức Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên).
Tính đến khi đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ra đời, chắc hẳn dân chúng không hề biết Bảy Núi trong ĐNNTC, bởi vì ĐNNTC soạn trong khoảng 1865 - 1875 và hoàn thành năm 1882, trong khi đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã ra đời từ 1849. Sau khi lập đạo, vị tu sĩ họ Đoàn thuyết giảng về Tận thế và Hội Long Hoa, vùng Thất Sơn sẽ là nơi lập Hội Long Hoa, từ đó ông cho biết bảy ngọn núi được xem là linh thiêng bao gồm: Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn, còn gọi núi Dài nhỏ), Núi Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn, còn gọi núi Dài Văn Liên), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn).
Sách “Lịch sử cuộc đấu tranh chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ của quân và dân An Giang” tập 1 do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang biên soạn năm 1986, phần giới thiệu chung về An Giang có nhắc đến bảy ngọn núi vừa kể trên, nhưng tên chữ có phần khác biệt đôi chút. Cụ thể: Núi Két là Ô Thước Sơn, núi Cấm là Bạch Hổ Sơn, núi Tượng là Kỳ Lân Sơn và núi nước là Bích Thủy Sơn.
Tuy vậy, Bảy Núi không hề là mê tín. Thực ra, thuyết Tận thế và Hội Long Hoa của Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ là tiền đề để trở thành động lực thực tế chấn hưng Phật giáo, đồng thời là sự sáng tạo của thầy Đoàn Minh Huyên. Ông rao giảng mở Hội Long Hoa tại bảy ngọn núi mà mình chỉ định chỉ là muốn gom dân về vùng xa xôi hẻo lánh khai phá đất để canh tác và sinh sống - một kiểu “doanh điền” của thời địa mới, hết sức kinh tế và khoa học. Theo nhà văn Sơn Nam thì Tận thế tức là“lật đổ vua quan nhà Nguyễn, sau này là lật đổ Thực dân Pháp, “bất chiến tự nhiên thành”. Với niềm lạc quan để chờ đợi, người dân hăng hái lo việc ruộng nương, đoàn kết để xây dựng xóm làng”
Ngày nay, mong ước của thầy Đoàn Minh Huyên đã trở thành sự thật, Bảy Núi không còn là vùng hoang vu nữa, rừng hoang, đất cằn đã trở thành ruộng lúa, nhà cửa mọc lên san sát, bóng quân thù không còn, Bảy Núi qua lời tiên tri ngày nào nay đã thực sự sung túc, ấm no. Tuy vậy, khái niệm Bảy Núi thời xa xưa vẫn đi vào tâm thức cộng đồng như là sự trân trọng và kế truyền dấu ích của tiền nhân.
Qua những gì đã phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng: có đến hai “Bảy Núi”, nghĩa là hai khái niệm cùng song song tồn tại: Bảy Núi theo chính sử và Bảy Núi theo dân gian. Tuy tỉnh An Giang đã xác định, ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên 37 ngọn núi đã có tên, nhưng con số bảy vẫn không hề thay đổi, Bảy Núi từ lâu đã trở thành niềm tự hào cho dân An Giang:
“Trước ba sông thêm rạng chí tang bồng
Sau bảy núi chẳng nao lòng anh kiệt”
· BẢY NÚI NGÀY NAY
Ngày nay, ở vùng Bảy Núi vẫn có nhiều điểm tích cực lẫn tiêu cực, ở bài viết này cốt chỉ trình bày về danh xưng Bảy Núi, nên những điểm tích cực và tiêu cực chỉ xin phép nêu ngắn gọn.
Ở An Giang, chính quyền và nhân dân đã cùng góp sức làm cho Bảy Núi thực sự “trở mình”, những ngôi nhà kiên cố mọc lên nhanh chóng, nhà tre lá tạm bợ, nhà hẩm hiu bên sườn núi hầu như không còn. Những còn đường đất sìn lầy lòng vòng quanh vùng sơn cước ngày nào được nhựa hóa thẳng tắp, đường bộ lên núi cũng được trải nhựa hoặc làm các nấc thang bằng ximăng, núi Cấm núi Tô trở thành khu du lịch… Vùng đồi núi thâm u thuở xa xưa nay đã có điện, sóng phát thanh truyền hình đến được với bà con, con cái người Kinh, người Khmer được học hành đến nơi đến chốn.
Tuy nhiên, một số ngọn núi có tiềm năng vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Núi Trà Sư, núi Dài có nhiều chùa chiền có thể kết hợp du lịch với văn hóa tâm linh, núi Dài Năm Giếng có nhiều thắng cảnh, núi Tượng là nơi có những dấu tích của cuộc thảm sát Ba Chúc trong chiến tranh biên giới Tây Nam… vẫn chưa phát triển về du lịch, núi Két gần đây được mở thành khu du lịch nhưng do tư nhân đầu tư nên cũng chưa khai thác hết tiềm năng. Núi Cấm là khu du lịch nổi tiếng, nhưng chỉ chủ yếu ở khu vực chùa Phật Lớn - chùa Vạn Linh - tượng Phật Di Lặc, một số nơi có phong cảnh và khí hậu thích hợp như vồ Thiên Tuế, vồ Bồ Hông, vồ Bạch Tượng ít có người du lịch vì đường xá trắc trở, các di tích, chùa chiền, hang đá ở núi Cấm vẫn chưa được “đánh thức”.
Đáng buồn nhất, nạn khai thác đá và phá rừng vẫn chưa được khắc phục, có dịp vào Tri Tôn nhìn đồi Tà Pạ xác xơ, một vạt núi bị khoét sâu mà thấy mủi lòng. Một vài ngọn núi dọc theo quốc lộ 91 ở Tịnh Biên cũng thảm thương không kém. Núi bị khai thác đá, rừng mất trắng nên càng ngày càng lở dần, đất cứ theo những cơn mưa trôi xuống xóm làng, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và canh tác. Ở núi Cấm (Tịnh Biên) đường bộ lên núi có một ngã ba, rẽ trái sang chùa Cao Đài và điện Rau Tần, rẽ phải sang chùa Phật Lớn, cách đây hai năm khu vực này chỉ có duy nhất ngã ba thôi, xung quanh đều là cây rừng rậm rạp, nhưng bây giờ tất cả trở thành một bãi đất trồng hoác, không biết đâu là đường đi, đâu là rừng bị san bằng.
Thiết nghĩa, ngày xưa biết bao người đã đến khai phá vùng hoang vu “Hoa tươi trước mặt thơm tho nực / Thú dữ bên mình nhả nhớn chơi” cốt để cho con cháu sau này được “an cư lạc nghiệp” vậy mà giờ đây từng thớ đất, từng lùm cây tổ tiên ta giành giật với thiên nhiên khắc nghiệt lại bị con cháu họ đào xới lên, thẳng tay không chút thương tiếc.
Bảy Núi muôn đời vẫn là Bảy Núi, vẫn sống mãi trong lòng dân tộc và trở nên quen thuộc với bao người, nhưng liệu Bảy Núi ngày nay có còn là vùng đất “thiêng” nữa không? Mặc dù biết rằng đó chỉ là văn hóa tâm linh tín ngưỡng của dân gian, nhưng nghĩ vẫn thấy buồn !
V.T (An Giang)
______________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam Nhất Thống Chí (phần lục tỉnh Nam Việt), Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Bộ giáo dục Sài Gòn 1959.
- Trịnh Hoài Đức: Gia Đinh Thành Thông chí, Lý Việt Dũng dịch, NXB Đồng Nai 2004.
- Nguyễn Văn Hầu: Thất Sơn mầu nhiệm, NXB Liên Chính, Sài Gòn 1955.
- Nguyễn Văn Hầu: Nửa tháng trong miền Thất Sơn, NXB Trẻ 2006.
- Sơn Nam: Tìm hiểu đất Hậu Giang và Lịch sử đất An Giang, NXB Trẻ 2009.
- Sơn Nam: Đi và ghi nhớ, NXB Văn hóa Sài Gòn 2008.
- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh An Giang: Lịch sử cuộc đấu tranh chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ của quân và dân An Giang, dự thảo tập 1, xuất bản 1986.